Thế nào là gỗ công nghiệp?
Gỗ công nghiệp hay còn gọi là gỗ nhân tạo bao gồm các sản phẩm gỗ phái sinh được sản xuất bằng cách kết hợp các sợi gỗ, bột gỗ, dăm gỗ, veneer hoặc ván gỗ, cùng với các chất kết dính, hoặc bằng các phương pháp khác về định hình để tạo thành tấm ván thành phẩm lớn. Gỗ công nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.
Kích thước
Khổ ván công nghiệp tiêu chuẩn là: 1.220mm x 2.440mm
Ngoài ra trên thị trường hiện nay còn có các khổ ván lớn:
- 1.530 mm x 2.440 mm
- 1.830 mm x 2.440 mm
- 1.830 mm x 4.300 mm….
Xuất xứ gỗ công nghiệp ở Việt Nam
Hầu hết gỗ công nghiệp đang có trên thị trường Việt Nam được sản xuất tại Việt Nam, Malaysia, Trung Quốc.
Cấu tạo
Gỗ CN được sử dụng để đóng đồ nội thất trên thị trường hiện nay được cấu tạo từ 2 thành phần là lớp cốt và lớp phủ bề mặt.
Một số loại cốt gỗ công nghiệp thông dụng trên thị trường
1. Gỗ ván dăm (OKAL hoặc Particle board)
- Cấu tạo: Gỗ tự nhiên xay thành dăm, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường theo quy cách.
- Tính chất: Không co ngót, ít mối mọt, chịu lực vừa phải. Bề mặt có độ phẳng mịn tương đối cao. Loại thường các cạnh rất dễ bị sứt mẻ, chịu ẩm tương đối kém. Loại chịu ẩm thường có lõi màu xanh.
- Độ dày thông dụng: 9mm, 12mm, 18mm, 25mm
- Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo, làm cốt cho phủ MFC, PVC … làm lớp cốt hoàn thiện tốt cho nhiều loại vật liệu hoàn thiện bao gồm cả sơn các loại.
2. Gỗ MDF (Medium Density Fiberboar)
- Cấu tạo: Gỗ tự nhiên loại thường, nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường theo qui cách.
- Tính chất: Không nứt, không co ngót, ít mối mọt, tương đối mềm, chịu lực yếu, dễ gia công. Bề mặt có độ phẳng mịn cao. Loại chịu ẩm thường có lõi màu xanh lá hơi lá cây
- Độ dày thông dụng: 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 9mm, 12mm,15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm
- Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo, làm cốt cho phủ MFC, PVC … làm lớp cốt hoàn thiện rất tốt cho nhiều loại vật liệu hoàn thiện bao gồm cả sơn các loại.
3. Gỗ HDF (High Density Fiberboard)
- Cấu tạo: Gỗ tự nhiên loại thường, nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường với độ ép rất cao.
- Tính chất: Không nứt, không co ngót, rất cứng, chịu nước, chịu nhiệt khá tốt.
- Độ dày thông dụng: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm,15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm
- Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất cao cấp, làm cốt ván sàn gỗ công nghiệp …
4. Gỗ dán (Plywood)
- Cấu tạo: Nhiều lớp gỗ mỏng ~1mm ép chồng vuông góc với nhau bằng keo chuyên dụng
- Tính chất: Không nứt, không co ngót, ít mối mọt, chịu lực cao. Có gỗ dán thường, gỗ dán chịu nước phủ film, phủ keo. Bề mặt thường không phẳng nhẵn
- Độ dày thông dụng: 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm, 25mm
- Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo, làm lõi cho bề mặt veneer. Loại chịu nước làm copha, gia cố ngoài trời…
5. Gỗ nhựa
- Cấu tạo: Đây là một loại vật liệu được tạo thành từ bột nhựa PVC với một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ
- Tính chất: Chịu ẩm tốt, nhẹ, dễ gia công
- Độ dày thông dụng: 5mm, 9mm, 12mm, 18mm
- Ứng dụng: Gia công đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo, làm cốt phủ các loại Acrylic
6. Gỗ ghép
- Cấu tạo: Những thanh gỗ nhỏ (thường gỗ cao su, gỗ thông, gỗ xoan, gỗ keo, gỗ quế, gỗ trẩu) sử dụng công nghệ ghép lại với nhau thành tấm
- Tính chất: Rất gần với các đặc điểm của gỗ tự nhiên
- Độ dày thông dụng: 12mm, 18mm
- Ứng dụng: Sản xuất đồ nội thất gia đình và văn phòng.
Một số loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp
1. Bề mặt Melamine
- Cấu tạo: Lớp Melamine chịu nhiệt, cứng, có màu sắc, họa tiết phong phú được ép lên bề mặt gỗ VÁN DĂM (gọi là MFC) hoặc MDF
- Tính chất: Bề mặt chống chầy xước, chịu nhiệt rất tốt. Có loại phủ Melamine 1 mặt và 2 mặt
- Độ dày thông dụng: 0.4 – 1rem. Các độ dày khác là tùy vào đặt hàng, có thể làm MFC 1 mặt. Ván MFC còn có kích thước tiêu chuẩn khác : 1830mm Rộng x 2440mm x 18mm/25mm Dày
- Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
- Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị phồng.
- Ứng dụng: Gia công đồ nội thất, đặc biệt là nội thất văn phòng. Nhược điểm là hạn chế tạo dáng sản phẩm, xử lý cạnh và ghép nối. Cạnh chủ yếu hoàn thiện bằng nẹp nhựa sử dụng máy dán cạnh chuyên dụng
2. Bề mặt Laminate
- Cấu tạo: là bề mặt nhựa tổng hợp tương tự như Melamine, nhưng dày hơn Melamine nhiều.
- Tính chất: Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dán (Okal), Ván mịn (MDF). Ngoài ra Laminate còn có thể dán vào gỗ uốn cong theo công nghệ postforming, tạo nên những đường cong mềm mại duyên dáng.
- Độ dày thông dụng: 0.5-1mm tùy từng loại ( có thể phần biệt Laminate và Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate thông thường vẫn sử dụng có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm
- Ưu điểm: Gỗ Laminate có màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng.Có thể uốn cong theo yêu cầu tạo dáng của nội thất, tủ bếp. Chịu lực cao, chịu chày xước, chịu lửa, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất.
- Nhược điểm: Giá thành gỗ Laminate khá cao so sánh cùng các loại gỗ công nghiệp khác. Để sử dụng được thì gỗ công nghiệp laminate phải được dán trên các loại gỗ khác như gỗ MDF hay gỗ Ván dăm. Vì vậy chất liệu các sản phẩm gỗ này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật dán và chất liệu keo dán. Những mặt hàng phải tiếp xúc nhiều với nước tốt nhất là dùng loại cốt MDF xanh chống ẩm và viền được dán kín bằng các loại nẹp bo không thấm nước.
- Ứng dụng: Với nhiều tính năng ưu việt nên được sử dụng để trang trí bề mặt thay thế gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ gia dụng như bàn ghế, vách ngăn, sàn gỗ, kệ trang trí…
3. Bề mặt Veneer
- Cấu tạo: Là gỗ tự nhiên được bóc thành lớp mỏng từ 0,3 – 1mm rộng 130-180mm. Thông thường được ép lên bề mặt gỗ dán plywood dày 3mm
- Tính chất: Là một lớp gỗ tự nhiên mỏng, được sử dụng làm bề mặt của sản phẩm gỗ. Gỗ Veneer được sản xuất từ việc lạng mỏng từ gỗ tự nhiên như gỗ sồi hoặc gỗ xoan đào. Nên bề mặt của gỗ veneer rất đẹp và tự nhiên. Các lớp gỗ bên trong tạo độ dày thì có thể dùng gỗ công nghiệp cho kinh tế. Độ cứng phụ thuộc nhiều vào sử lý PU bề mặt.
- Độ dày thông dụng: tấm ép sẵn 3mm hoặc có thể theo đặt hàng.
- Ưu điểm: Dễ gia công, sử dụng được cho các công trình khó, vân gỗ tự nhiên, đẹp.
- Nhược điểm: Là một lớp gỗ mỏng làm bề mặt nên dễ bị trầy sước, bong tróc. Thời gian sử dụng ngắn.
- Ứng dụng: Là vật liệu hoàn thiện rất đẹp cho nhiều sản phẩm nội thất. Giống gỗ tự nhiên, giá thành cạnh tranh, tạo hình phong phú
4. Bề mặt nhựa Vinyl
- Cấu tạo: Một loại bề mặt nhựa tổng hợp đặc biệt được nhập khẩu từ Hàn Quốc với kết cấu bao gồm PVC và lớp bao phủ
- Độ dày thông dụng: 0,12mm / 0,18mm / 0,2 mm
- Ưu điểm: Ổn định bề mặt , tạo mặt cứng, chống nước , chông xước , chống va đập, chống phai màu, chống vi khuẩn, bề mặt dễ lau chùi, chống bám bụi.
- Nhược điểm: Là một lớp gỗ mỏng làm bề mặt nên dễ bị trầy sước, bong tróc. Thời gian sử dụng ngắn.
- Ứng dụng: Sản xuất đồ nội thất gia đình và văn phòng.